Trước lo ngại lạm phát nóng, thị trường BĐS Việt Nam biến động ra sao?

Lạm phát là khái niệm kinh tế này là ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là các thị trường có độ nhạy cao như Bất động sản. Khi lạm phát diễn ra, giá cả sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, sản xuất hàng ngày đồng loạt tăng. Hệ quả là giá vật liệu xây dựng, trang thiết bị, chi phí nhân công,... tăng khiến cấu thành giá bán BĐS cũng phải tăng để bù đắp chi phí.

Tăng giá - Gam màu chung trên toàn thị trường địa ốc

Mới đây, trang Bloomberg đưa ra dự báo, lạm phát ở Việt Nam và Indonesia năm 2022 so với năm 2021 sẽ tăng cao nhất trong khu vực châu Á. Nguyên nhân của điều này là bởi áp lực tăng giá của chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự biến động này đã bắt đầu thể hiện trên đường giá BĐS. Theo dữ liệu thống kê thị trường cho thấy, từ 2015 - 2018, giá nhà trung bình của TP. Hồ Chí Minh chỉ giao động từ 20 đến 28 triệu/m2, nhưng đến nay đã lên trên 40-50 triệu/m2, có những vị trí giá bán đã lên tới trên 500 triệu/m2. Cuối năm 2018, trên thị trường xuất hiện dự án căn hộ trên “đất vàng” quận 1, cách chợ Bến Thành vài phút đi bộ được chào bán với giá từ 160 triệu đồng/m2 và được xem là phá vỡ mọi kỷ lục về giá bán của các dự án căn hộ, nhưng hiện nay, giá của các dự án căn hộ hạng sang đã tăng hơn 2,5 lần với các dự án căn hộ có giá bán 18.000 USD (khoảng 423 triệu đồng)/m2.

Hòa cùng xu hướng này, BĐS tại Thủ đô Hà Nội cũng ghi nhận mức tăng cao ở nhiều khu vực. Thống kê của Savills cho biết, mức tăng giá sơ cấp trung bình ở quận Hoàng Mai đối với nhà liền kề là 15% và 32% đối với nhà phố thương mại; ở huyện Hoài Đức là tăng 29% đối với biệt thự, 38% với liền kề,  59% đối với nhà phố thương mại. BĐS thấp tầng shophouse, biệt thự, liền kề khu vực Nam Từ Liêm, Mỹ Đình giá cũng đã tăng khoảng 40-50% so với cách đây 3 năm từ mức 180-200 triệu đồng/m2 lên mức 300 triệu đồng/m2. Thậm chí, so với đầu năm nay, nhà đất thuộc vùng ven Hà Nội có nơi đã tăng ít nhất gấp 2 lần.

Đáng chú ý, theo nhiều chuyên gia, sự tăng trưởng này của thị trường BĐS chỉ vừa bắt đầu. Thống kê mới trên trang Batdongsan cho thấy nhu cầu đầu tư địa ốc của người dân trong 2022 rất lớn. Khảo sát nhanh 1.000 người mua nhà của trang này thì 92% phản hồi sẽ tiếp tục đầu tư bất động sản trong năm sau. Trong đó, 77% nói rằng việc mua nhằm sở hữu thêm nhà, chỉ 23% cho biết là mua thay thế. 44% người nói sẽ mua trong 1-2 năm tới, 32% cho biết sẽ đầu tư trong 3-5 năm. Với các xung lực mạnh mẽ như vậy, nhiều khả năng, BĐS sẽ tiếp tục xác lập những kỷ lục đáng ngạc nhiên trong năm 2022.

Dự báo diễn biến tiếp theo của thị trường

Bên cạnh “lạm phát” thì “khẩu vị đầu tư hậu đại dịch” cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của người mua và xu hướng tăng giá của BĐS. Lo ngại về các đợt dịch bùng phát và giãn cách xã hội dài kì khiến nhà đầu tư giảm mặn mà với phân khúc căn hộ, chung cư; nhưng ngược lại, đây trở thành động lực cho các sản phẩm BĐS liền thổ như biệt thự, shophouse tăng giá. Đặc biệt, các sản phẩm biệt thự “đa năng” vừa có không gian rộng rãi để cả gia đình nhiều thế hệ thoải mái sinh hoạt, vừa gần gũi thiên nhiên tạo khoảng không chăm sóc sức khỏe, vừa có mặt tiền kinh doanh hấp dẫn ngay tại gia đang là mục tiêu săn đón hàng đầu của người dân.

“Nhu cầu mua bất động sản của người dân không giảm, tuy nhiên với thị trường biến động như hiện nay, việc lựa chọn sản phẩm bất động sản nhà liền thổ ở những khu đô thị có quy hoạch đồng bộ, gần trung tâm và nhất là những dự án mở bán lần đầu sẽ là ưu tiên số 1.” - Anh Nguyễn Quốc Chiến, một nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ. “Đa số người dân Việt nam đều có tâm lý sở hữu nhà ở gắn liền với đất làm tài sản tích lũy cho con cháu, ngoài ra việc mua và đầu tư bất động sản liền thổ đều mang lại giá trị gia tăng cao hơn so với căn hộ”

Thực tế chứng minh, đây là một nhận xét có cơ sở. Tại TP.HCM, xu hướng đầu tư bất động sản cũng dịch chuyển đến các khu vực đô thị mới, những vùng ven trung tâm và những nơi có quy hoạch đồng bộ về hạ tầng, tập trung nhiều ….

Tại Hà Nội, xu hướng này đã diễn ra ở nhiều quận/huyện, ở những nơi có quy hoạch và hạ tầng đồng bộ. Ở phía Đông, các sản phẩm đầu tư đang tập trung chủ yếu ở quận Long Biên, huyện Gia Lâm với các dự án như Vinhomes Ocean Park, …. là những dự án có sản phẩm biệt thự đơn lập, shophouse kinh doanh và đều ở những khu vực kết nối thuận tiện vào trung tâm thủ đô….

Tuyến đường Tây Thăng Long dài 33km nối từ Khu trung tâm KĐT Tây Hồ Tây đến thị xã Sơn Tây với 10 làn xe chạy

Ảnh phối cảnh dự án Avenue Garden (mặt đường Tây Thăng Long - Hà Nội)

Ở phía tây, nhà đầu tư xoay trục vào những dự án gần những nơi quy hoạch trung tâm hành chính, trung tâm thương mại mới của thủ đô như khu vực Mễ Trì, khu vực Tây Hồ Tây và ven trục đường Tây Thăng Long. Đơn cử như khu vực quận Bắc Từ Liêm, dự án Starlake Tây Hồ Tây, Sunshine Capital Tây Thăng Long, dự án KĐT Ngoại Giao Đoàn hay dự án Avenue Garden (khu chức năng đô thị Tây Tựu) là những dự án được nhiều người dân và nhà đầu tư chú ý nhất. Bởi những dự án này đều có quy hoạch đồng bộ, không gian sống xanh, nhiều diện tích đất công viên, cây xanh, được đầu tư xây dựng bài bản bởi những chủ đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, ngoài ra điểm chung của những dự án này là đều có trục đường Tây Thăng Long đi qua. Đây là điển hình cho xu hướng lựa chọn sản phẩm đầu tư hoặc mua nhà để ở ngay tại trung tâm của thủ đô Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm
118 tuyến đường ở Vũng Tàu sẽ có tên mới
Trải nghiệm căn hộ King Palace: nơi các vị vua sống?
Mới cập nhật
118 tuyến đường ở Vũng Tàu sẽ có tên mới

Bán được giá tốt,

Cho thuê nhanh chóng!

Hàng ngàn người đã bán và cho thuê trên

Bán và cho thuê với